HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ ( EDS 76: Egg Drop Syndrome)

Hội chứng giảm đẻ 1976 (EDS 76: Egg Drop Syndrome) là bệnh truyền nhiễm trên gà mái làm số lượng trứng giảm rất nhanh, gà không đạt được đỉnh sản xuất trứng cao nhất, hình dạng trứng không ổn định, trứng chỉ có vỏ lụa hay vỏ can-xi mỏng và mất màu vỏ trứng (Hình 1). Tác nhân gây bệnh là một virus adeno (adenovirus) của nhóm III. Sư lan truyền mầm bệnh giữa các gà trong kiểu nuôi chuồng lồng khá chậm, tuy nhiên lại rất nhanh trong kiểu nuôi sàn.

                                                       

                                                      Hình 1. Trứng bình thường ( bên trái) và trứng có vỏ mất màu ( phải).

 Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sự mất sắc tố trứng,  rất nhanh sau đó trứng sẽ chỉ còn vỏ lụa hay có vỏ can-xi bị biến dạng ( Hình 2). Nếu các trứng này bị loại bỏ thì các trứng còn lại vẫn thụ tinh hay ấp nở bình thường. Gà giảm đẻ trứng có thể chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài một thời gian ( thông thường kéo dài khoảng 4 đến 10 tuần) số lượng trứng giảm khoảng 40%.

                                                       

                                                                              Hình 2. Trứng có vỏ canxi biến dạng.

Tác nhân gây bệnh chỉ làm buồng trứng không hoạt động và teo ống dẫn trứng , ngoài ra không tìm thấy các bênh tích khác. Vi- rút nhân lên tế bào biểu mô trong các tuyến của ống dẫn trứng dẫn đến hiện tượng viêm nghiêm trọng và phát triển không đồng đều ở lớp niêm mạc.

Khi thấy xuất hiện các trứng có hình dạng không bình thường ( Hình 3) và số lượng trứng gảm thì có thể nghi ngờ gà đang bị bệnh EDS 76.

                                                       

                                                                   Hình 3. Trứng có hình dạng không bình thường.

Để chẩn đoán chính xác, sau khi phân lập và xác định vi-rút, nên làm tiếp chuẩn đoán huyết thanh học. Trong vài trường hợp, kháng thể chỉ được tìm thấy trong đàn bị nhiễm khi mức trứng sản xuất đạt được nằm giữa khoảng mức 50% và đỉnh sản xuất cao nhất.

                                                                                                                                        Nguồn: Tạp chí chăn nuôi Việt Nam