KHẢ NĂNG TIÊU HÓA CA VÀ P CỦA HEO NÁI MANG THAI VÀ HEO CHOAI KHÔNG GIỐNG NHAU

“Lượng ăn vào không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa canxi và phốt pho trong khẩu phần ăn cho heo nái mang thai, nhưng heo nái mang thai có khả năng tiêu hóa canxi và phốt pho kém hơn so với heo nái tơ đang phát triển”, điều này được công bố trên tạp chí Canadian Science of Animal Science. Các tác giả bao gồm Su Lee, Gloria Casas, và Hans Stein.

Hầu hết các tỷ lệ tiêu hóa của canxi và phốt pho được xác định ở heo choai, và kết quả đó được áp dụng cho heo ở các giai đoạn khác nhau, bao gồm heo nái mang thai và heo nái cho con bú. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy heo nái có thể không hấp thu được một số chất dinh dưỡng nhất định giống như heo choai.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Động vật Canada, các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois đã tiết lộ rằng heo nái mang thai bị giảm khả năng tiêu hóa canxi và phốt pho so với heo choai.

Hans H. Stein, giáo sư tại Đại học Illinois và các tác giả liên quan đến nghiên cứu, trình bày rằng: “một điều cần chú ý đó là có rất nhiều heo nái đã bị loại trong các đàn gia súc thương phẩm vì bệnh đau móng, có thể liên quan đến canxi và phốt pho – hai khoáng chất phổ biến nhất trong xương”. “Những kết quả này có thể có liên quan đến tuổi thọ của heo nái trong đàn. Do đó chúng ta cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu nhiều hơn trước để có kết luận chính xác.”

Stein và các nhà nghiên cứu ở Illinois, Su A. Lee và Gloria A. Casas đã cho 48 con heo nái mang thai và 24 con heo nái tơ đang phát triển ăn 3 khẩu phần khác nhau. Các khẩu phần bao gồm: khẩu phần 1: bắp-đậu nành tiêu chuẩn; khẩu phần 2: 60% bắp-đậu nành và 40% cám gạo nguyên béo (FFRB); và khẩu phần 3: 60% bắp-đậu nành và 40% cám gạo đã khử béo (DFRB).

Trong khẩu phần cơ bản bao gồm 1.15% dicalcium phosphate và 0.8% đá vôi, trong khi khẩu phần có chứa FFRB hoặc DFRB chỉ có đá vôi (1.64%). Phân tích canxi và phốt pho trong ba khẩu phần lần lượt là 0.65% và 0.6% trong khẩu phần cơ bản; 0.66% và 0.98% trong khẩu phần FFRB; và 1.16% và 1.09% trong khẩu phần DFRB. Bổ sung phytase trong tất cả khẩu phần, với giá trị nằm giữa 430 và 690 đơn vị phytase cho mỗi kg khẩu phần hoàn chỉnh.

Bởi vì heo choai được cho ăn tự do trong khi heo nái mang thai bị hạn chế thức ăn, Stein cho biết khó có thể xác định có sự khác biệt về khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng hoặc lượng ăn vào. Do đó, heo nái được cho ăn cả ba khẩu phần ở mức 1.5 hoặc 3.5 lần nhu cầu duytrì năng lượng và heo nái tơ được cho ăn gấp 3.5 lần nhu cầu duy trì.

Mức tiêu thụ thức ăn không ảnh hưởng đến tổng khả năng tiêu hóa biểu kiến tổng thể (ATTD) của canxi hoặc phốt pho ở heo nái mang thai, nhưng ATTD của cả hai loại khoáng đều giảm ở heo nái so với heo nái tơ đang phát triển.

“Phytase là một hợp chất trong ngũ cốc liên kết với phốt pho và canxi,” Stein giải thích. “Chúng tôi muốn xác định xem có sự khác biệt giữa phytate cao và thấp trong hai nhóm không. Đối với heo choai, đúng như chúng ta mong đợi: Khẩu phần chứa phytate cao có khả năng tiêu hóa thấp hơn khẩu phần chứa phytate thấp. Nhưng không có sự khác biệt nào đối với heo nái giữa khẩu phần chứa phytate cao và thấp. Đối với cả hai, giá trị tiêu hóa thấp hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy ở heo choai”.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự khác nhau về khả năng tiêu hóa canxi và phốt pho ở heo nái và heo choai. Stein dự định nghiên cứu tìm hiểu lý do tại sao lại tồn tại sự khác nhau và sự khác biệt đó tại sao lại đúng trong toàn bộ giai đoạn mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, những kết quả ban đầu này cho thấy rằng có thể không nên áp dụng kết quả từ heo choai cho heo nái mang thai.

Stein nói: “Có thể trong tương lai chúng ta sẽ cần sử dụng các giá trị tiêu hóa khác nhau cho Ca và P khi chúng ta tổ hợp khẩu phần cho heo nái so với heo choai”. “Điều này có thể cải thiện độ chính xác của khẩu phần, nhưng chúng tôi cần nghiên cứu thêm trước khi chúng tôi có thể đưa ra khuyến cáo về điều này”.

                                                                                                                                       NGUỒN TẠP CHÍ CHĂN NUÔI VIỆT NAM