Bệnh dịch tả vịt (DVE) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tử vong cao cho vịt, ngan và ngỗng do một virus thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh có triệu chứng sốt cao, sưng đầu, chảy nước mắt, chân mềm yếu, bại liệt, ỉa phân xanh.
Dịch tễ học
- Năm 1923, Baudet đã thông báo về một dịch bệnh cấp tính, gây xuất huyết ở đàn vịt nuôi tại Hà Lan. Tuy ông không phân lập được virus nhưng có thể gây bệnh thực nghiệm cho vịt bằng dịch lọc từ gan của vịt mắc bệnh nên nguyên nhân gây bệnh được xác định là virus.
- Năm 1930, DeZeeuw chứng minh phát hiện của Baudet và khẳng định sự thích ứng gây bệnh của virus đối với vịt.
- Năm 1942, Bos đã kiểm chứng lại những phát hiện của các tác giả trước, đồng thời tiến hành quan sát trong các ổ dịch mới. Ông mô tả được triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và đáp ứng miễn dịch vủa vịt được gây bệnh thực nghiệm. Tuy nhiên ông vẫn không thể gây bệnh được cho gà, bồ câu, thỏ, chuột lang, chuột bạch. Ông đã kết luận nguyên nhân gây bệnh không phải là virus cúm mà là một loại virus mới. Trên cơ sở tính đặc hiệu cao của virus đối với vịt, ông đã đề nghị gọi virus là dịch tả vịt “duck plague”.
- Bệnh được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới như tại Pháp (1949), Trung Quốc (1958), Ấn Độ (1963), các nước châu Âu đều thông báo có dịch như Bỉ (1964), Anh (1972), Đức, Hungari và Italia (1973), Đan Mạch (1983), Việt Nam (1969), ….
- Ở Việt Nam, bệnh xảy ra trên toàn quốc, đặc biệt ở những vùng có nghề chăn nuôi vịt phát triển và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi loại thủy cầm này.
Bệnh dịch tả vịt, vịt chết
- Nguyên nhân gây bệnh dịch tả vịt là do một DNA virus thuộc họ Herpesvirdae, dưới họ Trước đây, các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng chỉ có một serotype dịch tả vịt nhưng năm 2004 Bensink và cộng sự đã phát hiện được 2 serotype tại Việt Nam.
- Virus dịch tả vịt mẫn cảm với ether, chlorofom, cồn 70o, acid phenic 0.5% diệt virus sau 30 phút.
- Virus ổn định ở độ pH từ 5 – 10 và bất hoạt khi pH<3 và pH>10.
- Virus đề kháng kém với sức nóng: Virus bị diệt ở 30oC sau 2 giờ, ở 50oC trong 90-120 phút; 56oC trong 10 phút. Ở nhiệt độ phòng 22oC, virus sống được 30 ngày.
- Với nhiệt độ lạnh virus tồn tại lâu hơn: ở 4oC virus sống được 60 ngày; ở -10oC đến -20oC virus tồn tại hàng năm. Trong điều kiện đông khô và bảo quản lạnh, virus có thể tồn tại nhiều năm.
- Trong tự nhiên vịt là loại mẫn cảm nhất. Tất cả các giống vịt ở mọi lứa đều có thể mắc bệnh. Các loại thủy cầm khác như ngan, ngỗng, thiên nga cũng cảm nhiễm khi tiếp xúc với vịt bệnh.
- Bệnh dịch tả vịt có thể lây truyền trực tiếp do sự tiếp xúc giữa vịt khỏe và vịt ốm hoặc vịt mang trùng. Bệnh có thể lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và bãi chăn thả bị ô nhiễm.
- Trong cơ thể vịt bệnh, virus có trong máu, dịch nội tiết, các cơ quan nội tạng, nhiều nhất ở gan, lách và não.
- Vịt bệnh đào thải virus theo phân và dịch bài xuất. Nguồn nước nhiễm virus và động vật thủy sinh trong nguồn nước cũng chứa virus trong một thời gian nhất định nên có vai trò truyền bệnh.
- Nếu cho vịt khỏe tiếp xúc với nước ao tù, hoặc nơi đã chăn thả vịt bệnh sẽ bị lây bệnh.
- Vịt mẹ mang bệnh truyền virus qua trứng. Những vịt con nở ra từ trứng mang virus đều bài thải virus qua phân. Sự truyền dọc làm giảm tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở.
- Ở vịt hoang, sự truyền dọc virus dịch tả vịt từ thế hệ này sang thế khác giúp virus tồn tại.
- Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng với vịt chăn thả tự do, bệnh lây lan mạnh và gây thành dịch vào thời vụ mà vịt phát triển cả về số con và số lượng đàn.
Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus dịch tả vịt nhân lên ở niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt ở niêm mạc thực quản và lỗ huyệt. Sau đó virus xâm nhập vào máu, làm tăng tính thấm thành mạch gây hiện tượng xuất huyết điểm ở nhiều cơ quan nội tạng như: lách, gan, túi Fabricius, tuyến ức.
Triệu chứng bệnh dịch tả vịt
- Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Sau khi xuất hiện triệu chứng, vịt chết sau 1-5 ngày. Triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo độc lực của virus; tuổi, tính biêt, giống và sức đề kháng của cơ thể vịt.
- Ở những đàn vịt bị bệnh lúc đầu xuất hiện những con lờ đờ, không thích vận động, không muốn xuống nước.
- Trên đàn vịt lớn, khi chăn thả có một số con rớt lại sau đàn do chân bị liệt; vịt có hiện tượng chết đột ngột.
- Vịt đẻ khi bị bệnh, sản lượng trứng giảm xuống, thậm chí ngừng đẻ. Vịt đực bị bệnh có hiện tượng sa dịch hoàn.
- Vịt bệnh sốt cao 43 – 44oC, vịt ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh.
- Trong đàn có nhiều con có tiếng kêu khản đặc.
- Vịt sưng mí mặt, niêm mạc mắt đỏ, lúc đầu chảy nước mắt trong, loãng làm ướt cả vùng lông dưới mí mắt, nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khóe mắt và có khi làm 2 mú mắt dịnh lại với nhau. Vịt khó thở, thở khò khè.
- Từ mũi chảy ra chất niêm dịch lúc đầu trong sau đặc lại, khô quánh bám quanh khóe mũi.
- Vịt bị sưng đầu, có con lông đầu dựng lên như mào, khi sờ nắn có cảm giác đầu mềm như “chuối chín”.
- Hầu, cổ sưng to do tổ chức liên kết dưới da bị phù thũng.
- Vịt khi vận động có hiện tượng run đầu, cổ hoặc toàn thân.
- Vịt mới bị bệnh khát nước, sau vài ngày thấy tiếu chảy, phân loãng, màu trắng xanh, thối khắm, hậu môn bẩn, lông xung quanh dích bết phân.
- Vịt con 2 – 7 tuần tuổi có hiện tượng có hiện tượng mất lưỡng, khối lượng cơ thể giảm, mỏ có màu xanh, viêm kết mạc mắt; chảy nước mắt, nước mũi và có lẫn các vệt máu tươi. Đến ngày thứ 6 – 7, vịt gầy rạc, liệt, nằm một chỗ, thân nhiệt giảm dần, con vật kiệt sức mà chết.
- Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết: dao động từ 5 – 100%. Vịt trưởng thành có tỷ lệ chết cao hơn vịt con.
Biểu hiện của bệnh dịch tả vịt
Vịt tiêu chảy
Bệnh tích bệnh dịch tả vịt
- Bệnh tích biểu hiện khác nhau tùy thuộc theo độc lực của virus, giống và sức đề kháng của cơ thể vịt.
- Xác chết gầy, đầu, cổ sưng, tụ máu tính bầm, tổ chức dưới da thấm nước keo nhầy, trong màu hồng nhạt.
- Da vùng đầu, cổ, ngực, bụng, đùi xuất huyết lấm tấm giống muỗi đốt.
- Niêm mạc hầu, họng, thực quản viêm, xuất huyết, đôi chỗ có vết loét phủ màng giả màu vàng xám do thượng bì bong tróc ra.
- Dạ dày tuyến phủ nhiều dịch nhớt giống như mủ, gạt lớp niêm dịch thấy niêm mạc xuất huyết.
- Dạ dày cơ xuất huyết nặng.
- Niêm mạc ruột viêm cata, tụ máu và xuất huyết, có những vết loét, nhất là tá tràng và trực tràng.
- Gan màu nâu nhạt, có những chấm hoại tử to bằng đầu đinh ghim, sưng tụ máu, xuất huyết. Túi mật sưng, lách bình thường hoặc teo nhỏ, sẫm màu, có những chấm hoại tử.
- Tuyến ức có nhiều điểm xuất huyết và hoại tử màu vàng.
- Túi Fabricius lúc đầu có màu đỏ, về sau được bao bọc bởi lớp dịch màu vàng. Khi bổ đôi túi Fabricius thấy bên trong có nhiều dịch thủy thũng, niêm mạc túi bị mỏng và có nhiều điểm xuất huyết.
- Thận và tuyến tụy ít bị ảnh hưởng, xoang bụng có dịch thẩm xuất màu vàng.
- Ở những con vịt đẻ, mạch máu buồng trứng căng phồng, có trường hợp xuất huyết. Trứng non méo mó, noãn hoàng vỡ chứa đầy trong xoang bụng.
Bệnh tích mổ khám bệnh dịch tả vịt
Gan sưng, xuất huyết
Gan vịt xuất huyết khi bị tả vịt
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
- Chẩn đoán bệnh dịch tả vịt dựa vào các triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích. Tuy nhiên, vẫn cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như. Viêm gan do virus của vịt, bệnh Dịch tả ngỗng, Tụ huyết trùng gia cầm và bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao.
Chẩn đoán phi lâm sàng
- Sử dụng các phản ứng huyết thanh học để chẩn đoán bệnh như phản ứng mễn dịch huỳnh quang, phản ứng ELISA, phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp.
- Sử dụng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh dịch tả vịt với kỹ thuật iiPCR thực địa giúp chẩn đoán nhanh từ 1 – 2 giờ mà kết quả vẫn chính xác như các kỹ thuật PCR phòng thí nghiệm khác.
Phòng bệnh
- Ở những nơi chưa có dịch xảy ra, tốt nhất nên tự sản xuất con giống. Tránh để thức ăn, chuồng nuôi, nguồn thức ăn, bãi chăn ô nhiễm căn bệnh. Không nên chăn thả vịt ở những nơi đang có dịch
- Những trại vịt có số lượng lớn cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, thực hiện nghiêm túc nội quy phòng bệnh.
- Hiện nay sử dụng 2 chủng virus nhược độc để chế vaccine.
- Ở những nơi ít bị dịch, vịt nuôi thịt tiêm 1 lần ngày khi vịt nở.
- Với vịt đẻ và vịt giống cần tiêm nhắc lại sau 45 ngày và sau mỗi 6 tháng tái chủng một lần trước khi vịt vào vụ đẻ.
- Tiêm phòng vaccine rất quan trọng, vaccine rất an toàn.
- Khi dịch xảy ra tiêm thẳng vacxin dịch tả vịt vào ổ dịch sẽ cứu sống vịt nhưng hiện nay đã có kháng thể dịch tả vịt thương mại nên phương pháp này ít được sử dụng.
Tiêm phòng vaccine phòng bệnh dịch tả vịt
Cách điều trị bệnh dịch tả vịt
Hiện nay đã có kháng thể dịch tả vịt thương mại nên việc điều trị bệnh dịch tả vịt đơn giản, giảm thiệt hại hơn trước rất nhiều.
Khi vịt mắc bệnh:
Việc đầu tiên cần làm là tăng cường thể trạng và sức đề kháng của vịt bằng đường gluco, chất điện giải, vitamin, Butafosfan B12 sau đó
- Đối với vịt dưới 2 tuần tuổi tiêm 1ml/con nhắc lại sau 3 ngày.
- Đối với vịt trên 2 tuần tuổi tiêm 1.5 – 2ml/con nhắc lại sau 3 ngày.
- Trường hợp số lượng đàn quá lớn không thể tiêm, dùng kháng thể dịch tả vịt hòa nước cho vịt uống với liều gấp đôi liều tiêm.
Phân rác phải ủ nóng, chuồng trại phải tẩy uế, sát trùng bằng các dung dịch sát trùng, formol 3% – 5%, NaOH 2% hoặc nước vôi đặc. Để trống chuồng 1 tháng mới nhập vịt.
Nguồn Tham Khảo.