Cách nhận biết và phòng trị bệnh viêm ruột hoại tử trên heo do Clostridium Perfringens

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do Clostridium perfringens gây viêm ruột và nhiễm độc tố ruột xuất huyết ở lợn thường xảy ra ở lợn con theo mẹ như là một hội chứng.

Do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C), chúng sống trong ruột già của heo mọi lứa tuổi. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hoá như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ… Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hoá của tất cả các heo con trước khi cai sữa.

Vi khuẩn xâm ngập vào heo qua những tổn thương trên da và tổ chức mô, cơ dưới da, đặc biệt trong giai đoạn nái nuôi con là nguồn truyền bệnh cho heo con.

Nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu, sức đề kháng của heo con yếu vì thể heo con dễ phát bệnh.

2. Nhận biết triệu chứng và bệnh tích lâm sàng
a. Triệu chứng bệnh

- Thể quá cấp tính: xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi sinh, heo con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết và heo con này cũng dễ bị mẹ đè. Thường không biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, có khi thấy tiêu chảy ra máu.

- Thể cấp tính: thường thấy trên heo con khoảng 2 – 5 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo tiêu chảy ra máu, bệnh xảy ra rất nhanh, heo chết nhanh sau khi tiêu chảy ra máu.

- Thể bán cấp tính: Heo con đi ỉa phân thường có màu nâu đỏ, ngà vàng; phân có chứa những mảng nhầy do niêm mạc ruột hoại tử hoặc màu nâu vàng có bọt, heo con trở nên yếu dần rồi chết sau 2 – 3 ngày mắc bệnh.


Hình 1: Heo con tiêu chảy phân nhầy màu vàng có bọt


Hình 2: Heo con 3 ngày tuổi tiêu chảy sớm do nhiễm Clostridium


b. Bệnh tích
Cả hệ thống tiêu hoá ở heo con xung huyết và xuất huyết.

Sau khi chết heo chướng hơi nhanh do sinh khí. Ở bụng, dọc 2 bên đường trắng thường có những vệt đen

Heo con gầy còm, yếu ớt rõ rệt trước khi chết.

Thể cấp tính nhẹ và á cấp tính thường ruột viêm xuất huyết, sưng to và trở nên dày làm ruột căng phồng.
Khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng khó có thể chữa khỏi, do đó cần có biện pháp phòng bệnh là tốt nhất.


Hình 3: Ruột sưng đỏ chứa đầy máu


Hình 4: Xác chết sinh khí căng phồng và có vệt đen 2 bên đường trắng


Hình 5: Ruột sưng đỏ chứa đầy máu


Hình 6: Màng treo ruột thuỷ thũng



Hình 7: Niêm mạc ruột xuất huyết, sưng dày chứa đầy máu


3. Giải pháp phòng bệnh và trị bệnh

a. Phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, nước uống bằng: ECO FARM STAR/ ECO OMICID PLUS.

Cho heo bú sữa đầu đủ lượng và sớm nhất có thể, thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.
Cho heo ăn thường xuyên nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp heo có khả năng chống lại các tác nhân stress: ECO ETROLYTE hoặc MYWAY.
Tiêm phòng vacxin giải độc tố cho nái và vệ sinh nghiêm ngặt chuồng đẻ giữa các kỳ nuôi rất hiệu quả trong phòng chống bệnh.
Sử dụng kháng sinh phòng bệnh trộn vào trong thức ăn, nước uống cho heo nái trước khi sinh 2 tuần, dùng một trong các sản phẩm sau:

ECO AMOCOLI: 1g/20kg TT, dùng trong 3-5 ngày.

ECO DOXI POWER: 1g/20kg TT/ngày, dùng trong 8 ngày

ECO GENTADOX: 1g/2 lít nước uống, trong 3-5 ngày

b. Điều trị

Sử dụng một trong các chế phẩm sau điều trị cho heo mắc bệnh:

ECO TYGEN FORT: Tiêm bắp. 1ml/20kg TT, dùng trong 3-5 ngày

ECO GENTATYLO: Tiêm bắp, 1ml/20kg TT, dùng liên tục trong 3-5 ngày

ECO  SPECLINJEC: Tiêm bắp hoặc dưới da, 1ml/8-10kg TT, dùng liên tục 2-3 ngày

ECO TRIL 10%: Tiêm bắp. 1ml/12-15kg TT, dùng trong 3-5 ngày