BÁO CÁO VÀ MÔ TẢ ĐẦU TIÊN VỀ BỆNH DIV1 TRÊN TÔM CÀNG

Tác nhân gây bệnh có thể đe dọa hệ thống nuôi ghép nước ngọt

tom_cang_xanh

Hình 1. Nghiên cứu này là báo cáo và mô tả đầu tiên về sự xuất hiện tự nhiên của Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) - một loại virus mới trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), một loài thủy sản quan trọng trên thế giới

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có nguồn gốc từ Malaysia, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka và Philippines, và được du nhập đến nhiều quốc gia khác - là một loài giáp xác có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Nó thường được biết đến là ít bị một số bệnh do virus so với Họ tôm he (tôm sú, tôm thẻ chân trắng,…).

Gần đây, các loại virus mới được nghiên cứu trên động vật giáp xác bao gồm Iridovirus (CQIV) trên tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) và SHIV trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Vào tháng 3/2019, Ủy ban điều hành của Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đã phê duyệt đề xuất về một loài mới Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) trong chi Decapodiridovirus, bao gồm SHIV và CQIV. Đến nay, DIV1 đã được phát hiện ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và một số loài khác thuộc Họ tôm he; tôm càng đỏ (Procambarus clarkii); tôm càng sông (Macrobrachium nipponense) và tôm càng xanh (M. rosenbergii) ở Trung Quốc, cho thấy DIV1 đặt ra mối đe dọa mới cho ngành nuôi tôm.

Trong những năm gần đây, một bệnh mới được nghiên cứu tại các trang trại tôm càng xanh (M. rosenbergii) ở Trung Quốc thường được gọi là “đầu trắng” hoặc “đốm trắng”, tôm nhiễm bệnh biểu hiện một hình tam giác màu trắng dưới chủy tôm, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80%.

Thiết lập nghiên cứu

Các mẫu tôm càng xanh (dài 4 - 6 cm) và tôm càng đỏ (dài 5 - 7 cm) được thu thập từ một ao có tỷ lệ chết cao tại một trang trại ở tỉnh duyên hải phía đông trung tâm của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Trong cùng một ao, các loài giáp xác khác - bao gồm các loài tôm khác và giáp xác nhỏ (như Cladocerans) - cũng được lấy mẫu để phân tích thêm. Xác của tôm thẻ chân trắng (5 - 7 cm) đã được thu thập dưới đáy của ao liền kề - ao nhiễm bệnh nặng 1 tháng trước đó.

Tất cả các mẫu được thu thập đều sẽ trải qua một số trải nghiệm.

Kết quả và thảo luận

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu trang trại tôm càng xanh và tôm càng đỏ sống chung với các loài giáp xác tự nhiên khác – cho tỷ lệ chết rất cao sau khi quần thể tôm thẻ chân trắng ở ao liền kề chết hàng loạt. Kết quả PCR cho thấy tất cả các mẫu đều âm tính với một số loại virus bao gồm WSSV, IHHNV, AHPND, IMNV, CMNV nhưng dương tính với DIV1.

Các mẫu tôm càng xanh cho tỷ lệ nhiễm DIV1 cao nhất, dao động từ 3,16 × 108 đến 9,83 × 108, cao hơn tất cả các loài bị nhiễm tự nhiên khác trong nghiên cứu này và trước đó, cho thấy bệnh trên các mẫu tôm càng xanh trong trường hợp này là do nhiễm nặng với DIV1. Do đó, đây là xác nhận đầu tiên về tác nhân gây ra các triệu chứng “đầu trắng” ở các trại nuôi tôm càng xanh. Ngoài ra, chúng tôi cũng xác định DIV1 là mầm bệnh tự nhiên của đối với tôm càng đỏ và tôm càng sông.

Trong khi thu thập và xử lý các mẫu, người ta đã quan sát thấy rằng hầu hết tôm càng xanh đều biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng, bao gồm cả vùng tam giác màu trắng khác biệt ở dưới chủy tôm, teo gan tụy, vàng gan, trống ruột (Hình 2), và một số tôm cũng có biểu hiện cơ hơi trắng và cụt râu.

benh_DIV1

Hình 2. Triệu chứng lâm sàng của tôm càng xanh nhiễm tự nhiên DIV1. (A) Tổng thể của một con tôm bị bệnh trong nước. (B) Cận cảnh phần đầu ngực. Mũi tên màu xanh cho thấy khu vực màu trắng dưới lớp chủy tôm. Mũi tên trắng biểu thị teo gan, gan nhạt màu và vàng gan

Sự nhạy cảm của tôm càng xanh, tôm càng sông, tôm thẻ chân trắng và tôm càng đỏ bị nhiễm DIV1 và nhiễm WSSV là khác nhau. Nhiều trang trại ở các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Chiết Giang ở Trung Quốc, cũng như ở Đông Nam Á và Châu Phi nuôi ghép tôm càng xanh, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Do tôm càng xanh có khả năng chịu đựng với WSSV, nên phương pháp nuôi ghép sẽ là cách tiếp cận tốt đối với các trang trại nuôi tôm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của DIV1 đã phá vỡ cách tiếp cận này và xác minh cảnh báo trước đó của chúng tôi rằng nuôi ghép với các loài động vật giáp xác khác nhau có thể mang lại rủi ro cho sự lây lan của bệnh, sự gia tăng các loài nhạy cảm và sự tiến triển của mầm bệnh, dựa trên sự giám sát sớm của chúng tôi về dịch tễ học trên tôm.

Tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắng bị nhiễm DIV1 đều có biểu hiện teo gan với màu nhạt dần trên bề mặt và biểu hiện trống ruột. Tuy nhiên, những triệu chứng này không đặc biệt và cũng có thể được gây ra bởi các bệnh khác - như Virus Hội chứng đốm trắng (WSSV), Virus hội chứng Taura (TSV) và Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) – và biểu hiện nhạt màu tương tự như bệnh AHPND. Có một lưu ý liên quan rằng “đầu trắng” là một dấu hiệu lâm sàng điển hình cho chẩn đoán tại chỗ của tôm càng xanh bị nhiễm DIV1.

Quan điểm

Kết quả của tất cả các xét nghiệm được thực hiện - bao gồm mô tả các triệu chứng, phát hiện mầm bệnh đã biết, quan sát mô bệnh học và tế bào học, và các nghiên cứu khác - đã xác nhận rằng cái gọi là “triệu chứng đầu trắng” trên tôm càng xanh là do nhiễm DIV1. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng để báo cáo rằng tôm càng đỏ (Procambarus clarkii) và tôm sông (Macrobrachium nipponense) là loài nhạy cảm với DIV1.

Bệnh có khả năng lây truyền từ ao liền kề với tôm thẻ chân trắng đã chết trong khi bùng phát nhiễm DIV1 do thiếu an toàn sinh học trong quản lý trang trại. Kết quả của chúng tôi cho thấy DIV1 có thể đe dọa các hệ thống nuôi ghép nước ngọt với các loài giáp xác khác nhau.

Nguồn: www.aquaculturealliance.org

                                                                                                                                          ( Nguồn Copy )