VACXIN DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI TỪ PIRBRIGHT ( ANH) ĐẠT NHIỀU HỨA HẸN.

Các nhà khoa học từ Viện Pirbright (nước Anh) đã tiến một bước gần hơn để phát triển một loại vắc xin quan trọng cho bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF), căn bệnh mà Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã cảnh báo có thể xóa sổ một phần tư đàn heo của cả thế giới, một phần là do không có loại vắc – xin đặc trị dùng trong thương mại.

Nghiên cứu của họ, được công bố trên tạp chí Vaccines, cho thấy 100% heo được tiêm vaccin mới được bảo vệ khỏi một liều virus ASF đủ gây tử vong.

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra liều vắc xin định tính bằng cách chèn tám gen ASFV được lựa chọn chiến lược vào một loại virus không gây hại, được gọi là vectơ. Các vectơ được sử dụng để chuyển gen đến các tế bào heo nơi chúng tạo ra các protein của virus, làm hệ thống miễn dịch của heo phản ứng nhanh với quá trình xâm nhập của virus ASF. Sự kết hợp của tám gen virus đã bảo vệ gen khỏi những triệu chứng nguy hiểm sau khi được tiêm một liều ASF có thể gây tử vong, mặc dù các triệu chứng của bệnh vẫn có xuất hiện.

Đây là lần đầu tiên vắc xin định cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại ASF. Sẽ còn cần nhiều phát triển và nghiên cứu nữa, nhưng nếu thành công, loại vắc xin này sẽ cho phép phân loại những con bị nhiễm virus với cá thể đã tiêm ngừa vắc xin (DIVA), cho phép các chương trình tiêm chủng được thiết lập mà không khiến việc mua bán thương mại bị ảnh hưởng.

ASF tiếp tục lan rộng khắp Đông Âu và Châu Á, dẫn đến cái chết của hơn bảy triệu cá thể heo trên toàn thế giới vào năm 2019, khiến nền công nghiệp thịt heo bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tại nhiều nước, ngành chăn nuôi heo bị xóa sổ hoàn toàn. Nếu không có vắc xin  thương mại, các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt và loại bỏ vật trung gian hiện là các biện pháp duy nhất có thể áp dụng nhằm giảm thiểu lây nhiễm.

Tiến sĩ Chris Netherton, Trưởng nhóm vắc xin ASF của Pirbright, nhận xét: : “Giả chứng rằng vắc xin của chúng tôi có khả năng bảo vệ hoàn toàn nhằm chống lại ASF, đó sẽ là một bước tiến lớn trong chương trình phát triển của chúng tôi. Chúng tôi đã bắt đầu làm việc để tinh chỉnh các gen có trong vắc xin để cải thiện hiệu quả của nó và đem lại nhiều lợi ích hơn.”

Christine Middlemiss, Giám đốc Thú y của Vương quốc Anh, cho biết: “Đây là một bước đột phá rất đáng khích lệ, và điều đó có nghĩa là chúng ta đang tiến một bước gần hơn để bảo vệ sức khỏe của heo và vai trò của ngành công nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới.”

“Tuy nhiên, dịch tả heo châu Phi chưa bao giờ bùng phát tại anh Anh, chúng tôi không tự mãn và đã có các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ chống lại dịch bệnh trên động vật.”

“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ngành chăn nuôi của Anh để nâng cao nhận thức về các rủi ro và tư vấn về việc duy trì các tiêu chuẩn an toàn sinh học cao.”

                                                                                                                                                           ( Nguồn Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam)