Trên 300.000 con gia cầm bị tiêu hủy do bệnh Cúm

Theo Cục Thú y, trong 06 tháng đầu năm 2021, bệnh Cúm gia cầm xảy ra tại 78 xã thuộc 55 huyện của 25 tỉnh, thành phố.  Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 318.726 con. Tổng số gia cầm tiêu hủy chiếm 0,06% trong tổng đàn khoảng 524 triệu con gia cầm.

                           

So với cùng kỳ năm 2020, số ổ dịch tăng gần 1,37 lần; số gia cầm tiêu hủy tăng 1,73 lần.

So sánh tình hình Cúm gia cầm so với cùng kỳ năm 2020

                                                                                                                                                                                                                                

Nội dung so sánh

Từ tháng 1-6/2020

Từ tháng 1-6/2021

Số xã có dịch

57

78

Số huyện có dịch

40

55

Số tỉnh có dịch

19

25

Số gia cầm

184.097

318.726


Hiện nay trên cả nước có 01 ổ Cúm gia cầm A/H5N6 tại tỉnh Nghệ An và 03 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N8 tại các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình và Quảng Ninh chưa qua 21 ngày.

Cục Thú y nhận định các ổ dịch Cúm gia cầm chủ yếu xart ra tại hội chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm. Các địa phương đã được phát hiện, xử lý kịp  thời, không để lây lan diện rộng.

Vi rút Cúm gia cầm A/H5N6 lưu hành ở khu vực phía Bắc và miền Trung trong khi vi rút Cúm gia cầm A/H5N6 tập trung chủ yếu tại các tỉnh khu vực phía Nam. Vi rút Cúm gia cầm A/H5N8 phát hiện ở các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình và Quảng Ninh. Trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh Cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1 và A/H5N6 và A/H5N8 lây lan và gia tăng rất cao do: (1) thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến cực đoan (nắng nóng, mưa, lũ…) làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường; (2) Tổng đàn chăn nuôi gia cầm lớn, nhưng chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, chưa đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, chưa tiêm phòng vắc xin; (3) giao thương buôn bán, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia cầm tăng cao; (4) Mầm bệnh còn tồn tại tại các địa phương có ổ dịch cũ và có lưu hành Cúm gica cầm.

Nguy cơ xuất hiện một số chủng vi rút Cúm gia cầm (A/H7N9, A/H5N2) xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua con đường vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là với các tỉnh biên giới phía Bắc.

Thực hiện chương trình giám sát chủ động Cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống do Dự án CDC của Hoa Kỳ tài trợ đã lấy mẫu liên tục hàng tháng (6 vòng) tại 103 chợ, điểm thu gom gia cầm thuộc 13 tỉnh triển khai Dự án với tổng số 2.870 mẫu (tương đương với 14.350 con gia cầm). Kết quả xét nghiệm 118 mẫu dương tính với Cúm A/H5 (chiếm 4,11%); 51 mẫu dương tính với cúm A/H5N1 (chiếm 1,78%), 56 mẫu dương tính với Cúm A/H5N6 (Chiếm 1,95%) và 01 mẫu dương tính Cúm gia cầm/H5N8.

Ngay sau khi phát hiện chủng cúm Cúm gia cầm A/H5N8 gây bệnh tại Hòa Bình và Cao Bằng, Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục khẩn trương giải trình tự gien của vi rút. Kết quả phân tích phả hệ HA của các chủng vi rút cúm A/H5N8 phân lập ở Hòa Bình và Cao Bằng vừa qua thuộc về nhánh (clade) 2.3.4.4b). Các chủng vi rút phát hiện ở Việt Nam có sự tương đồng về nucleotide với các chủng vi rút H/H5N8 từ Ai Cập từ năm 2019 từ 98,2%-99,3%, Trung Quốc năm 2021 từ 98,8%-99,3%. Tại các điểm phân cắt HA của các vi rút A/H5N8 của Việt Nam đều có nhiều amino axit kiềm là đặc điểm của các vi rút Cúm gia cầm độc lực cao.

 

                 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng được 340,3 triệu liều vắc xin Cúm gia cầm. Hiện tại, còn trong kho của các doanh nghiệp là 121,4 triệu liều; dự kiến sản xuất, nhập khẩu đến cuối năm 2021 là 262,8 triệu liều, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác phòng bệnh, tiêm phòng bao vây chống dịch. Cục Thú y đã hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm các loại vắc xin Cúm gia cầm thế hệ mới và vắc xin chủng virus Cúm gia cầm A/H5N8 sẽ hoàn thành và xe xét, cho phép lưu hành.

NGUỒN. TẠP CHÍ CHĂN NUÔI VIỆT NAM